Cùng bạn khám phá thế giới
Đặt tour và yên tâm tận hưởng chuyến đi của bạn với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia du lịch Otrip Travel
Từ “Đôn Hoàng” được giải thích rằng “Đông là lớn; Hoàng là thịnh vượng”. Đôn Hoàng có nghĩa là thành phố rộng lớn và thịnh vượng. Trong lịch sử, Đôn Hoàng là trung tâm giao thông giữa Trung Quốc và phương Tây. Nơi đây là nút thắt trên Con đường tơ lụa. Một thành phố ngoại giao và một thị trấn quân sự hoạt động ở các khu vực phía Tây.
Đối với các thương nhân đi từ Trường An, Đôn Hoàng vừa là điểm dừng chân để buôn bán, thu gom hàng hóa, sản vật của Trung Hoa từ các tiểu quốc ở Tây Vực. Vừa là nơi để họ chuẩn bị đầy đủ lạc đà, tiền bạc, những vật dụng cần thiết cho chuyến vượt qua sa mạc, núi cao, vực sâu để tới Kashgar, Trung Á, Ấn Độ, Địa Trung Hải… Các lái buôn từ Tây Vực sau cuộc rong ruổi đường dài gian khổ trên sa mạc đến Đôn Hoàng cũng phải nghỉ ngơi lấy lại sức, rồi tiếp tục thăm thú phong cảnh, mua sắm các sản vật của Trung Hoa.
Đối với các quốc tế, Đôn Hoàng là nơi bắt buộc phải đi qua để tiến về Trường An. Ba tuyến của con đường tơ lụa qua địa phận Tân Cương đều xuất phát từ Đôn Hoàng. Bất luận thương nhân, lữ khách đi về phía nào đều phải qua Đôn Hoàng. Không phải tự nhiên mà người ta nói “Mọi con đường đều dẫn đến Đôn Hoàng”.
Thông qua con đường tơ lụa, các nhà truyền giáo, thương nhân, thợ thủ công, tín đồ Phật giáo hành hương từ khắp Ba Tư, Trung Á, Tây Á, Ấn Độ, châu Âu đã tiến vào Đôn Hoàng. Vì vậy, Đôn Hoàng đã trở thành điểm giao thoa tôn giáo, trao đổi văn hóa – nghệ thuật, văn học của Trung Quốc, Trung Á và phương Tây.
Hệ thống hang đá ở Đôn Hoàng lớn nhất và vĩ đại nhất với lịch sử kéo dài cả nghìn năm. Đặc biệt là hang Mạc Cao được mệnh danh “Kiệt tác thế kỉ”. Đôn Hoàng là một tập hợp những kỳ quan thiên nhiên và văn hóa đặc sắc. Cũng là nơi Đường Huyền Trang rời khỏi đất Hán, tiến vào Tây Vực; có Ngọc Môn quan, Dương quan… Các di sản này đã chứng minh: Đôn Hoàng có thể được xem như là mô hình thu nhỏ hoàn hảo của văn hóa Trung Hoa cổ đại.
Hang Mạc Cao hay còn gọi hang động Ngàn Phật hoặc Thiên Phật. Đây là hệ thống 492 tự viện, cách Đôn Hoàng 25km về phía Đông Nam. Các nhà khảo cổ cho biết hang động sớm nhất được du tăng Lạc Tôn kiến tạo vào năm 366. Theo tác phẩm Phật Khám Ký của Lý Quân Tu thời Đường. Khi đến ngọn núi này, sư Lạc Tôn bất chợt nhìn thấy những sắc vàng phát ra như thể hàng nghìn vị Phật xuất hiện trên vách núi. Cho là điềm lành, ông sửa sang lại một hang động và an trú tại đây trong thời gian dài.
Sau ông, nhà sư Pháp Lương đã trang hoàng hang động thứ hai gần kề hang của Lạc Tôn. Ngày nay, các nhà khảo cổ chưa thể xác định vị trí chính xác của hang động này. Triều đại Bắc Lương (397-439) đã phái một số tăng sĩ, nhân tài, vật lực cho việc cải tạo các hang động ở nơi đây. Giới quý tộc nhà Bắc Ngụy (386-534) và Bắc Chu (557-581) thường chiêm bái các thạch động Phật tích ở Mạc Cao. Đánh dấu bước phát triển của Phật giáo khi giáo lý Phật đà được triều đình tôn sùng.
Đến thời nhà Đường, số lượng hang động Mạc Cao được tu bổ thành thạch tự tăng lên hàng nghìn. Các bức bích họa và kiến trúc giao thoa giữa văn hóa Tây Vực với Trung Hoa thịnh hành khắp khu vực. Những bích họa ở đây phần lớn đều mang đề tài Phật giáo. Các bức vẽ theo cốt truyện kinh Phật và sử tích Phật giáo. Kết hợp những truyền thuyết cùng nhân vật lịch sử về Phật giáo Ấn Độ, Trung Á và Trung Quốc. Ngoài ra, bích họa các thời đại đã phản ánh đời sống xã hội, trang phục, đồ trang sức, tạo hình kiến trúc cổ đại và âm nhạc,… của các tầng lớp lẫn dân tộc lúc bấy giờ.
Đồi cát dài khoảng 40km từ Đông sang Tây, rộng 20km từ Bắc xuống Nam và cao hàng chục mét. Bắt đầu từ đỉnh vách đá của Hang động Mạc Cao ở phía đông và nối với hồ Bán Nguyệt ở phía Tây.
Toàn bộ ngọn núi được tạo thành từ cát vàng mịn. Người ta kể rằng khi gió thổi mạnh, cồn cát sẽ phát ra âm thanh ca hát hoặc tiếng trống. Một số người mô tả hiện tượng này là “âm thanh kỳ diệu của thiên nhiên”.
Nhìn từ trên cao, những bãi cát trôi trông như những gấm lụa tuyệt đẹp. Đôi khi là những con rồng vàng nhảy múa, kèm theo tiếng hát du dương. Tiếng hát giống như âm thanh của các nhạc cụ truyền thống Trung Quốc. Vì vậy, ngọn đồi có tên Minh Sa nghĩa là tiếng hát của cát.
Hồ Bán Nguyệt hay còn gọi là Nguyệt Nha Tuyền dài khoảng 300m và rộng 50m, nước sâu tới 4m. Được bao bọc xung quanh bởi đồi cát Minh Sa. Nước hồ tinh khiết trong xanh, có thể nhìn thấy đàn cá đang bơi lội.
Hồ không cạn nước suốt 2000 năm do nằm ở vị trí trũng và thấp hơn các cồn cát xung quanh.
Đồi Minh Sa và Hồi Bán Nguyệt là cặp song sinh có vẻ đẹp tự nhiên ở sa mạc hoang dã. Du khách sẽ cảm thấy xao xuyến khi được ngắm nhìn toàn cảnh những cồn cát tuyệt đẹp từ trên đỉnh núi hay lang thang bên dòng nước trong vắt. Không có gì ngạc nhiên khi có câu nói Đồi Minh Sa giúp con người thoát khỏi mọi ưu phiền và Hồ Bán Nguyệt thanh lọc tâm hồn con người.
Đèo Dương (“Cổng Mặt trời”) là một con đèo đã được xây dựng bởi Hán Vũ Đế, hoàng đế của Tây Hán. Nó nằm cách khoảng 70 km về phía tây nam của Đôn Hoàng. Nơi đây như là một tiền đồn bảo vệ biên giới. Đồng thời cũng là nơi phát triển kinh tế ở biên giới phía tây xa xôi của Trung Quốc. Hán Vũ Đế khuyến khích người Trung Quốc định cư ở đây.
Dương quan là một trong hai ải trọng nhất của Trung Quốc ở phía Tây, cùng với Ngọc Môn. Tiếng Trung Quốc, dương có nghĩa là “mặt trời” và cũng có thể được sử dụng để có nghĩa là “phía nam” (phía nắng của một ngọn đồi là phía nam).
Công viên địa chất Yadan là một khu vực sa mạc rộng lớn, hẻo lánh. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và Công viên địa chất toàn cầu. Vì tầm quan trọng của nó trong lịch sử (Con đường tơ lụa) và một khu vực cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Sau khi màn đêm buông xuống, cơn gió mạnh phát ra tiếng hú kinh hoàng. Như hàng ngàn dã thú gầm thét, thật đáng sợ nên có tên là “Thành phố ma quỷ”
Đôn Hoàng là một thành phố có lịch sử lâu đời. Văn hóa ẩm thực của Đôn Hoàng mang yếu tố Tây Bắc. “Ẩm thực Đôn Hoàng” bắt nguồn từ những bức tranh tường về Hang động Mogao hơn một nghìn năm trước. Nếu Hang động Mạc Cao là linh hồn của Đôn Hoàng thì Chợ đêm Đôn Hoàng hẳn là linh khí nơi đây.
Chợ đêm được chia thành năm khu vực kinh doanh chính: đồ ăn nhẹ, đồ thủ công, quán trà “Sanpaotai”, nông sản phụ và sản phẩm địa phương. Chợ đêm Đôn Hoàng là một khu chợ tổng hợp và cảnh quan văn hóa tích hợp du lịch văn hóa, mua sắm và ăn uống.
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động
Thông tin liên lạc
Giấy phép số 21/GP-ICP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.HCM cấp ngày 13/03/2012.
Trụ sở chính tại Hà Nội
0896612386
Tầng 3 - Tòa Century Tower - Kđt Times City - 458 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Otripvn@gmail.com