Kẻ khôn ngoan tìm khoái lạc nơi sông nước, người nhân từ lại tìm hạnh phúc nơi núi rừng, thế thì kiểu người yêu cổ trấn thì như thế nào? Chắn chắn rằng những con người sống nơi đô thị hiện đại như chúng ta, sâu trong thâm tâm luôn tràn đầy khát khao, hiếu kỳ đối với những khung cảnh gà chó đuổi bắt nhau trong ngõ, cầu vắt vẻo nước chảy trong trong cùng những người dân làng thiện lương. Cùng Otrip khám phá 9 cổ trấn Trung Quốc vẫn mang vẻ đẹp bình dị, an nhiên như tranh vẽ
1. Làng Mèo Tây Giang: Đèn đuốc vạn nhà thắp sáng nơi núi sâu.
Làng này do hơn 10 ngôi làng tự nhiên được xây dựa theo vách núi liên kết hợp thành. Đây là ngôi làng dân tộc Mèo lớn nhất thế giới.
Cuối làng là khung cảnh điền viên bình dị cùng những thửa ruộng bậc thang trải dài tăm tắp, thập phần lay động lòng người.
Khám phá Tour Thiên hộ Miêu Trại
Phố đi bộ nơi đây bày bán la liệt những món đồ đặc sản người Mèo, các món hàng được ưa thích nhất là trang sức bằng bạc của người Mèo, chế tác thủ công tinh xảo mà giá cả lại rẻ.
Nếu đến đây vào dịp lễ hội, bạn sẽ bắt gặp người dân nơi đây bày những bàn tiệc dài. Bên trên đầy ụ những món mỹ thực đặc sắc như: Canh cá chua, bắp cải muối chua, thịt xông khói,… rất hấp dẫn.
Làng Tây Giang về đêm, ánh đèn của hàng ngàn hộ dân thắp sắp giữa trập trùng núi sâu. Nhìn từ xa xa, đẹp đến động lòng.
2. Cổ trấn Thôn Hoành: Ngôi làng trong tranh của Trung Quốc
Thôn Hoành là ngôi làng tiêu biểu nhất trong số các làng dân cư của người Huy. Còn được mệnh danh là “Thôn quê của hội họa Trung Hoa”. Bộ phim “Ngọa hổ tàng long” từng đạt giải Oscar “Phim ngoại ngữ hay nhất” đã được quay tại đây- trên cầu Nam Hồ bên ngoài làng.
Ở đây, bạn có thể lẳng lặng mà ngồi phác thảo, tô vẽ, cũng có thể đi khắp các con hẻm nhỏ chụp ảnh hoặc ngồi bên bờ Nam Hồ, ngắm nhìn cành dương liễu lả lơi, đắm chìm vào cảnh sắc đẹp như tranh vẽ. Thủy Quyến, Nam Hồ, Nguyệt Trảo Thị là ba thôn có quan cảnh tuyệt vời nhất trong làng.
Thôn Hoành là chốn bồng lai tiên cảnh nơi có ngôi làng với hình dáng đặc biệt trông như một con bò. Chẩm Lôi Cang đối diện Nam Hồ, phong cảnh núi non tươi sáng. Được mệnh danh là “Thôn quê của hội họa Trung Hoa”
3. Cổ trấn Hoàng Diêu: Thị trấn lớn lên nơi khuê phòng không ai hay biết.
Là trấn cổ có bề dày lịch sử xấp xỉ 1000 năm, được dựng lên từ thời nhà Tống. Vì trong thôn phần đông chủ yếu mang họ Hoàng & Diêu, thế nên Trấn có tên “Hoàng Diêu”. Cũng giống như nhiều tiểu trấn Giang Nam khác, nơi đây cũng có những cây cầu nhỏ, có dòng nước chảy trong trong, có con người thiện lương, có những bức tranh trên tường được chạm trổ tỉ mỉ, có ngôi nhà cổ với những bài thi văn, hội họa còn đọng lại trên mái hiên. Nếu như đến đây vào mùa hè, hãy đến ghé thăm nông trại. Đây là một nơi hoàn hảo để ngắm nhìn hoa sen. Trong nông trại còn phục chế lại nơi làm chao, đậu phụ, ép dầu thời xưa cho du khách tham quan.
Phố cổ Hoàng Diêu nằm ở phía Đông Bắc của huyện Chiêu Bình , thị Hạ Châu, tỉnh Quảng Tây. Từng được mệnh danh là một trong mười thị trấn cổ đẹp nhất Trung quốc. So với các thị trấn cổ đã được thương mại hóa như Lệ Giang và Phượng Hoàng cổ trấn thì khung cảnh của Hoàng Diêu mang nét tươi tắn và thanh lịch hơn.
Vào tháng 4 khi mùa mưa đến, hãy ghé thăm cổ trấn, dẫm lên những phiến đá xanh ẩm ướt ngập nước sau khi mưa tạnh. Khung cảnh thanh nhã tuyệt đẹp, cảnh vật cũng mang hương vị đặc sắc hấp dẫn.
4. Cổ trấn Dương Sóc: Thiên đường du lịch chốn nhân gian.
Dương Sóc nằm ở phía đông nam, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, thuộc thành phố Quế Lâm. Được mệnh danh là “Làng du lịch thiên đường chốn nhân gian” ở bờ Tây của dòng Li Giang.
Li Giang là khu vực có địa hình cax-tơ ̣(đá vôi) điển hình, người ta thường nói rằng “Li Giang trăm dặm, trăm dặm đều đẹp như họa vẽ”. Mặt sau tờ 20NDT phiên bản mới, là ảnh một phần phong cảnh ở Li Giang. Tiết trời khác nhau, phong vị Li Giang cũng hiện lên với nhiều vẻ khác nhau. Ngày tiết trời trong xanh, núi xanh cùng phản bóng. Khi trời âm u, mây mù kéo tràn che khuất núi, lúc trời mưa bụi ảo mờ tựa như mơ.
Để vào được Li Giang có mấy cách sau: từ ngồi thuyền, ngồi bè tre, đến đi bộ. Ngồi thuyền thì chia làm các tour: tour Tinh Hoa, tour Dương Sóc trên nước, tour đi nội thành trên nước. Đến Li Giang như đang dạo chơi trong bức tranh thủy mặc đẹp đến mê người.
5. Cổ trấn Đồng Lý: “Venice của phương Đông”.
Đồng Lý là một thị trấn cổ nằm ở phía đông kênh đào cổ Thái Hồ, từ Tô Châu tới đây khoảng nửa giờ đi xe. Nhưng nơi đây lại là một thị trấn yên tĩnh nhẹ nhàng khác hẳn so với thành phố nhộn nhịp hối hả. Nổi tiếng với hệ thống kênh đào và được mệnh danh là “Venice của phương Đông”.
Nơi đây là một trong 6 trấn cổ lớn ở Giang Nam, được lập nên từ thời Tống. Đến nay đã có hơn 1000 năm lịch sử. Đồng Lý được 5 chiếc hồ bao quanh, mạng lưới sông ngòi nơi đây chia Đồng Lý thành 7 đảo nhỏ, bốn bề là nước, phong cảnh tuyệt đẹp. Ta có thể ở đây thưởng trà, chuyện trò, nghe hát, ngồi thuyền ngắm cảnh, tận hưởng nhịp sống chậm rãi êm đềm không chút vội vã nơi Đồng Lý…
Đồng Lý nổi tiếng với các kênh đào, nhiều tòa nhà thời Minh Thanh và cũng là vùng đất của nhiều học giả trứ danh. Nhìn thì trông đậm nét cổ xưa đấy, thế nhưng lại kết hợp rất hài hòa với nét hiện đại ngày nay.
6. Cổ trấn Tây Đường: Vùng sông nước Giang Nam trong mộng.
Tây Đường là một trấn nhỏ thuộc huyện Gia Thiện, tỉnh Chiết Giang. Đây là một trong 6 cổ trấn lớn của Giang Nam. Cổ trấn nghìn năm này là một trong những nơi sinh ra nền văn hóa Ngô Việt cổ đại.
Trong trấn có nhiều cụm kiến trúc thời Minh Thanh được giữ gìn rất tốt như Phúc Đường, Tôn Văn Đường, Tiết Trạch,…
Tây Đường nổi tiếng với những cây cầu, những ngõ hẻm, những mái hiên, các phong tục dân gian thuần phác, tiếng mái chèo khua nước êm ái. Tường trắng ngói xanh đen, những hành lang dài lất phất mưa bụi. Trông như bức họa nhàn nhạt màu trên giấy Tuyên Thành.
Sập tối, ánh tà dương nghiêng nghiêng, tiếng hát muộn từ các thuyền đánh cá, đèn đuốc lập lòe.
7. Cổ trấn Lãng Trung: “Lãng uyển tiên cảnh”
Cổ trấn Lãng Trung thuộc bồn địa Tứ Xuyên. Ba mặt cổ trấn là nước, một mặt dựa vào núi, phong cảnh tú lệ. Từ xa xưa đã được gọi là “Lãng uyển tiên cảnh” (khu vườn thần tiên hay dạo chơi). Đến nay đã có hơn 2300 năm lịch sử. Thời Chiến quốc từng là thủ đô của nước Ba (một nước thời Chu).
Trong cổ trấn có 8 di tích văn hóa trọng điểm được quốc gia bảo vệ gồm: đền thờ Trương Phi, chùa Vĩnh An, đền Ngũ Long, Đằng Vương các, chùa Quan Âm, chùa Ba Ba, chùa Đại Phật và trường thi Xuyên Bắc.
Văn hóa ẩm thực của cổ trấn nức tiếng gần xa với mì lòng bò/dê (cừu), bánh đúc Xuyên Bắc, bánh đúc nóng,…các món ăn này mang đậm phong tục dân gian của cổ trấn.
8. Cổ trấn Tây Đệ: Ngôi làng thuần khiết đẹp đẽ dưới chân Hoàng Sơn.
Tây Đệ nằm ở chân núi phía Nam của Hoàng Sơn, có gần nghìn năm lịch sử. Năm 2000 làng được công nhận là “Di sản văn hóa thế giới”. Nơi đây còn được gọi là “Ngôi làng đẹp nhất thế giới” hay “Ngôi làng trong chốn đào nguyên”.
Hàng trăm ngôi nhà cổ từ thời Minh Thanh được bảo tồn hoàn chỉnh trong làng. Các tòa nhà lẫn mặt đường đều được lát bằng đá cẩm thạch. Trong làng có hai con suối trong vắt chảy qua cùng 99 con hẻm sâu lắt léo trông như một mê cung.
Cổng làng bằng đá xanh có ba lối đi, bốn trụ, năm tầng, được xây dựng từ năm 1578. Cổng cao sừng sững, kết cấu tinh xảo, là biểu tượng cho địa vị hiển hách của nhà họ Hồ. Ngoài ra, Lữ Phúc đường, phủ đại phu đều là các kiến trúc cổ điển của Tây Đệ. Ngày nay, phủ đại phu là nơi diễn ra các hoạt động phong tục dân gian.
9. Cổ trấn Bình Dao: Trở về thời kỳ huy hoàng của Sơn Tây
Tòa thành có lịch sử văn hóa gần 3000 năm, đây là một trong 4 tòa thành cổ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất của Trung Quốc. Vào cuối thời kỳ nhà Thanh, nơi đây là trung tâm tài chính của Trung Quốc. Bạn có thể cảm nhận được hơi thở của các thương nhân Sơn Tây ở khắp mặt nơi trong thành cổ này.
Đường sá trong thành bố trí theo hình chữ “thổ” (土). Bạn có thể ngắm toàn cảnh thành Bình Dao khi lên tường thành.
Vào thành miễn phí, nếu muốn lên tường thành và tham quan các địa điểm khác thì phải mua vé.
Bình Dao là một thành phố sống giữa lịch sử và hiện đại. Đến đây dường như có thể thấy được thời kỳ huy hoàng của Sơn Tây cách đây 100 – 200 năm trước. Nếu như có thời gian bạn cũng có thể ghé thăm Kiều phủ. Đây là địa điểm quay của bộ phim “Đèn lồng đỏ treo cao” – bộ phim nổi tiếng từng được đề cử giải Oscar vào năm 1992.
VI VU TRUNG HOA CẨM TÚ – THƯỞNG NGOẠN MỸ LỆ KỲ QUAN TẠI: