Cùng bạn khám phá thế giới
Đặt tour và yên tâm tận hưởng chuyến đi của bạn với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia du lịch Otrip Travel
Bắc Kinh ngoài nổi tiếng bởi Tứ đại Hung Trạch thì bạn đã từng nghe về Ngũ đại tà địa bao giờ chưa?
Nhắc về ngũ địa tà địa thì không thể không nhắc đến Cố Cung. Tử Cấm Thành là nơi long mạch, đất thiên, hoàng đế ngự nên long khí tràn đầy… Mà do oán khí ngất trời của các thái giám, cung nữ, phi tần, cũng như các cuộc thảm sát nên nơi đây trở thành một vùng đặc biệt. Trong âm có dương, trong dương có âm tồn tại một cách kì lạ và khắc chế lẫn nhau. Dù bạn có can đảm thì cũng đừng ở Tử Cấm Thành vào ban đêm. Tôi nghe một người bạn cảnh sát nói rằng Tử Cấm Thành đều thả chó vào ban đêm. Chó chăn cừu Đức…
Mọi người đều biết rằng, Tử Cấm Thành chỉ mở cửa một phần cho người ngoài vào tham quan, vẫn còn một phần lớn không mở cửa tham quan. Không ai biết lý do cụ thể nhưng truyền thuyết kể rằng vào thời vừa giải phóng, những người lính canh của Bảo tàng Cố Cung vào ban đêm thường thấy một con vật lạ. Nói là giống chuột nhưng rất to, lại có người nói là giống lợn và chạy rất nhanh.
Người ta nói rằng đây là thần thú được hoàng tộc nuôi trong cung từ thời đông tây kim cổ. Về sau, rất nhiều người muốn bắt một hai con. Nhưng đã gần sáu mươi năm, ngày càng nhiều người nhìn thấy. Nhưng thật sự không ai bắt được một con!
Câu chuyện về ngũ đại tà địa thứ hai là về Cầu Bắc Tân
Gần Ung Hòa cung ở Bắc Kinh, có một cây cầu làm bằng bạch ngọc. Chính là cầu Bắc Tân.
Truyền thuyết nói rằng, sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi. Nằm mơ thấy Long Vương muốn lấy hết nước ở kinh thành đi. Lúc bấy giờ, Trung Quốc vẫn là thời phong kiến, mọi người đều tin tưởng vào thần thánh, Chu Nguyên Chương cũng không ngoại lệ. Ông lo sợ chuyện trong mơ thành sự thật, liền tìm đại thần vô cùng thông tuệ – Lưu Bá Ôn.
Sau khi được sự ủy thác của Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn không phụ kỳ vọng. Ông chinh phục được rồng và nhốt rồng dưới giếng. Ông giao ước với rồng, khi nào cây cầu cạnh giếng từ cầu mới biến thành cầu cũ, rồng sẽ được ra ngoài. Vừa quay đi, Lưu Bá Ôn đã đặt tên cho cây cầu là “Bắc Tân Kiều” (tức là cây cầu mới ở Bắc Kinh). Còn cái giếng cổ nhốt rồng, gọi là “Tỏa Long” (tức là giếng khóa rồng).
(P/S: Chỗ này tức là Lưu Bá Ôn lừa con rồng để nó bị nhốt mãi dưới giếng. Vì ông ấy đặt tên cây cầu là “cầu mới ở Bắc Kinh”. Cây cầu không phải là cầu cũ nên con rồng không ra ngoài được.”
Miệng giếng này được tương truyền là thông tới đáy biển, không đo được mực nước sâu nông thế nào, hải nhãn dưới đáy giếng là con mắt của biển cả.
Lần đầu là bọn quỷ Nhật Bản (thời chiến tranh Trung-Nhật, Trung gọi Nhật là quỷ Nhật Bản) kéo vào Bắc Kinh. Thuận tiện phái người kéo xích sắt bên dưới lên. Mười mấy người cùng kéo 1 đoạn xích hơn 100m. Kéo đến hơn nửa giờ, càng kéo càng dài, tựa như không có điểm cuối. Kéo lâu thiệt lâu thì nghe từ dưới vọng lên tiếng huýt gió và bùn thối. Thậm chí còn ẩn ẩn tiếng gió biển, kèm theo mùi tanh tưởi. Người Nhật hoảng quá, nhanh chóng thả sợi xích về chỗ cũ.
Lần thứ hai là khi Hồng Vệ binh phá Tứ Cựu, cũng kéo xích sắt lên. Kết quả y hệt người Nhật bản lúc trước, bị dọa tới ngu người. Lập tức trả sợi xích về chỗ cũ, phục hồi nguyên trạng.
Chuyện gần đây nhất liên quan tới hải nhãn cầu Bắc Tân này là việc tu sửa xây dựng tuyến tàu điện ngầm. Thời sự cũng có đưa tin rằng bởi vì không muốn phá hư miệng giếng cổ ở cầu Bắc Tân mà tuyến tàu điện đó phải đi vòng tận mấy km.
(Mục này mng đọc vui vui cho biết thôi nha vì timeline không khớp sử, vì tui còn thấy 1 phiên bản nói Lưu Bá Ôn đi cùng 1 người nữa là Diêu Quảng Hiếu nhưng mà ông này là người thời Chu Đệ, tức là thế hệ sau nữa cơ)
Câu chuyện về ngũ đại tà địa thứ ba là pháp trường Thái Thị Khẩu.
Thái Thị Khẩu là pháp trường của tiền triều (nhà Thanh). Có một nhà là tiệm may, ở ngay Thái Thị Khẩu, vì tay nghề tốt nên làm ăn rất thịnh vượng. Qua thời gian thì nức tiếng gần xa.
Bỗng nhiên có một năm, con trai nhà họ, Hạ Cảnh Thiên bị loạn đảng chém chết bên ngoài Thái Thị Khẩu. Đêm đó, chưởng quầy của tiệm may đang ngủ ngon. Đột nhiên phát hiện có người vào phòng. Trong lòng nghĩ thầm, tám phần kẻ vào phòng chính là trộm. Lại nghĩ, cứ để tên trộm này lục lọi đi, dù gì thì trong phòng cũng chẳng có gì giá trị. Cứ thế nheo nheo mắt nhìn lén, tên trộm này tìm kiếm một hồi, chẳng hiểu sao lại đóng cửa đi mất.
Hôm sau, chưởng quầy tỉnh dậy xem xem có mất thứ gì không thì phát hiện đồ dùng may vá của mình không còn nữa. Đúng lúc này bên ngoài có người gọi: “Chưởng quầy đâu, mau ra đây xem cái này.” Chưởng quầy cùng mọi người ra ngoại ô xem, người bị chém đầu hôm qua, đầu và thân thể đã được nối liền. Hơn nữa trên cổ còn có vết khâu rất mảnh, bên cạnh còn có đồ dung may vá!
Góc đối diện Thái Thị Khẩu có một Hạc Niên Đường, rất nổi tiếng về thuốc trị vết thương đao cắt. Mỗi lần hành hình xong, trong đêm đều có “người” đến gõ cửa mua thuốc trị vết thương cho đao cắt. Về sau, “ đến mua thuốc trị vết đao cắt ở Hạc Niên Đường” trở thành một câu lóng chửi người của Bắc Kinh cũ.
Câu chuyện về ngũ đại tà địa thứ tư là chuông lớn ở Chung Lầu
Ngày nay, cái chuông lớn ở Chung Lầu không còn được gõ nữa. Năm xưa lúc gõ chuông, trong những âm cuối lúc nào cũng ẩn ẩn âm thanh “Tà, tà, tà”. Người lớn tuổi sẽ nói: “Vị Chú Chung nương này lại đi tìm giày của bà ấy rồi!”
Chuyện kể rằng, Hoàng thượng đã xây lầu trống, thì phải có một lầu chuông tương tự vậy. Hoàng thượng hạ thánh chỉ cho Công bộ trong vòng 3 tháng phải đúc xong một cái chuông lớn nặng 1 vạn 3 nghìn cân. Công bộ tìm được một thợ đúc chuông giỏi nhất thành Bắc Kinh. Mọi người tề tâm hợp lực đúc xong cái chuông này rất sớm. Trong lòng đều nghĩ thầm làn này có thể lĩnh thưởng rồi.
Nói rằng cái chuông to như vậy mà lại đúc bằng sắt, đen xì xì xấu chết đi được. Lại hạ lệnh cho Công bộ trong vòng 3 tháng phải đúc cái chuông 1 vạn 3 nghìn cân khác. Nếu lần này lại không thành nữa thì sẽ vấn tội Công bộ đại nhân. Công bộ đại nhân vội vàng tạ ân, lập tức đi tìm thợ đúc chuông. Nói lần này mà không xong thì mấy người đến đầu cũng không còn nữa đâu! Thợ đúc chuông nhanh chóng trở về làm việc, nhưng đến đêm cuối cùng rồi mà vẫn không đúc được chuông. Bởi vì chuông đúc bằng đồng, rất khó ngưng kết. Đợi nó kết thành rồi, lại sớm bị biến dạng, cho nên mọi người chỉ có thể ngồi cạnh lò luyện, đợi đến trời sáng là đến ngày chết!
Sau đó mọi người nhìn vào lò luyên chuông, thấy nước đồng đã chuyển sang một màu khác. Mọi người cùng nỗ lực, cả đêm mới đúc thành chuông. Sau này, trên nền đất xưởng đúc chuông bị dỡ bỏ khi xưa, xây một ngôi miếu Chú Chung nương nương (tức là nương nương đúc chuông). Bây giờ, cái chuông trên lầu đó cũng bị dỡ bỏ. Cái chuông không còn sử dụng nữa được để phía sau lầu.
Câu chuyện về ngũ đại tà địa thứ năm là về Long Phúc Tự
Nghe kể rằng, trận hỏa hoạn nhiều năm trước đã thiêu rụi toàn bộ tòa cao ốc Long Phúc. Người từng sống ở Đông Tứ hay người chưa từng sống ở Đông Tứ đều biết vào thời điểm đó, toàn bộ Long Phúc tự và đường hẻm phía trước nó đều bốc cháy.
Nhưng sau đám cháy, hết rồi ư? Hết triệt để luôn. Bởi vì đã phá phong thủy. Tòa cao ốc Long Phúc được xây dựng lại trên nền đất cũ của một toàn kiến trúc cùng tên, gọi là Long Phúc tự (Được xây từ thời Cảnh Thái đế của triều Minh).
Lần xây lại này, đào được hai con rùa đá dưới đất lên. Phía trên có khắc chữ “Của Lưu Bá Ôn chôn”. Hai con rùa đá sau khi được đào lên thì bị chuyển đi. Kể từ đó, Đông Tứ hoàn toàn sụp đổ.
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động
Thông tin liên lạc
Giấy phép số 21/GP-ICP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.HCM cấp ngày 13/03/2012.
Trụ sở chính tại Hà Nội
0896612386
Tầng 3 - Tòa Century Tower - Kđt Times City - 458 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Otripvn@gmail.com