Cổ nhân Trung Hoa có những cách gọi đầy tinh tế, đong đầy cảm xúc trong việc xưng hô vợ chồng. Những từ ngữ thể hiện sự phân biệt giữa mối quan hệ gia đình, sự tôn trọng và sự gắn kết tình cảm trong cuộc sống vợ chồng. Không đơn thuần chỉ là cách gọi hàng ngày, trong gia đình hay ở ngoài xã hội của các cặp đôi. Việc này còn phản ánh văn hóa và truyền thống của Trung Hoa cổ đại.

1. Lang quân (郎君, Lángjūn) – Nương tử (娘子, Niángzǐ)
- Lang quân: Cách vợ gọi chồng một cách thân mật, thường dùng trong gia đình hoặc giữa những cặp vợ chồng trẻ. “Lang” có nghĩa là chàng trai, “quân” là cách xưng hô tôn kính. Thể hiện người đàn ông trẻ tuổi, có phẩm chất tốt.
- Nương tử: Cách chồng gọi vợ một cách thân mật. “Nương” có nghĩa là cô gái, “tử” là cách xưng hô trìu mến.
- Từ thời Đông Hán (25-220) đến thời Đường – Tống (618-1279), cách xưng hô này được sử dụng nhiều. Thể hiện tình cảm một cách nhẹ nhàng và nhã nhặn. Trong đời sống hàng ngày, thể hiện sự gần gũi và yêu thương.
2. Tướng công (相公, Xiānggōng) – Phu nhân (夫人, Fūrén)
- Tướng công: Cách vợ gọi chồng một cách trang trọng, thường dùng khi chồng có địa vị cao trong xã hội hoặc trong gia đình quý tộc. “Tướng” có nghĩa là tướng lĩnh, “công” là cách xưng hô tôn kính.
- Phu nhân: Cách chồng gọi vợ một cách lịch sự, thường dùng trong giới quý tộc hoặc khi vợ có địa vị cao. “Phu” có nghĩa là chồng, “nhân” là cách xưng hô trang trọng.
- Cách xưng hô này dùng phổ biến ở giới quý tộc và quan lại thời nhà Tống – Minh – Thanh (960-1912). Trong các gia đình quý tộc hoặc trong các tình huống trang trọng.

3. Phu quân (夫君, Fūjūn) – Hiền thê (贤妻, Xián qī)
- Phu quân: Cách vợ gọi chồng một cách tôn kính, thể hiện sự tôn trọng và yêu thương. “Phu” có nghĩa là chồng, “quân” là cách xưng hô tôn kính.
- Hiền thê: Cách chồng gọi vợ một cách trìu mến, nghĩa là “người vợ hiền”. “Hiền” có nghĩa là hiền lành, “thê” là vợ.
- Các gia đình có học thức và văn chương thường sử dụng cách xưng hô này. Từ thời Tần – Hán (221 TCN – 220 SCN). Tầng lớp Nho học luôn chú ý lễ nghĩa và cách cư xử. Vì thế trong cách xưng hô cũng cần phải chú ý hơn.
4. Tướng công (相公, Xiānggōng) – Nội tử (内子, Nèi zǐ)
- Tương công: Cách vợ gọi chồng một cách thân mật, thường dùng trong gia đình. “Tương” có nghĩa là cùng nhau, “công” là cách xưng hô tôn kính.
- Nội tử: Cách chồng gọi vợ một cách trang trọng, nghĩa là “người vợ trong nhà”. “Nội” có nghĩa là bên trong, “tử” là cách xưng hô trìu mến.
- Thời Tống – Thanh ( 960-1912), các gia đình truyền thống hay sử dụng cách xưng hô này. Đặc biệt tầng lớp sĩ đại phu ( quan lại, tri thức).

5. Quân (君, Jūn) – Khanh (卿, Qīng)
- Quân: Cách vợ gọi chồng một cách trang trọng, thường thấy trong thơ ca hoặc văn chương. “Quân” có nghĩa là người quân tử, thể hiện sự tôn kính.
- Khanh: Cách chồng gọi vợ một cách thân mật, thường thấy trong thơ ca hoặc văn chương. “Khanh” có nghĩa là người thân yêu.
- Cách gọi nghe tưởng chừng như trong cách gọi đại thần trong triều. Tuy nhiên về mặt ý nghĩa trong xưng hô vợ chồng vẫn có thể sử dụng. Mang hàm ý trang trọng, sử dụng phổ biến trong thời kỳ Chiến Quốc ( 475 – 221 TCN). Cách xưng hô chủ yếu thường dùng trong văn chương hoặc các tình huống lãng mạn.
6. Lão gia (老爷, Lǎoye) – Lão bà (老婆, Lǎopó)
- Lão gia: Cách vợ gọi chồng khi chồng có địa vị cao trong xã hội hoặc trong gia đình quý tộc. “Lão” có nghĩa là già, “gia” là cách xưng hô tôn kính.
- Lão bà: Cách chồng gọi vợ một cách thân mật, thường dùng trong dân gian. “Lão” có nghĩa là già, “bà” là cách xưng hô thân mật.
- Thời kỳ phổ biến cách xưng hô này vào thời Minh – Thanh (1368-1912). Thường dùng trong các gia đình truyền thống, tầng lớp giàu có.

7. Ái phu (爱夫, Ài fū) – Ái thê (爱妻, Ài qī)
- Ái phu: Cách vợ gọi chồng một cách trìu mến, nghĩa là “người chồng yêu dấu”. “Ái” có nghĩa là yêu, “phu” là chồng.
- Ái thê: Cách chồng gọi vợ một cách trìu mến, nghĩa là “người vợ yêu dấu”. “Ái” có nghĩa là yêu, “thê” là vợ.
- Cách gọi thân mật từ cuối thời nhà Thanh đến thời kỳ Dân Quốc vẫn được sử dụng. Cách nói có thần hiện đại nhưng lại ít được sử dụng phổ biến thường này. Thường dùng trong các tình huống lãng mạn hoặc giữa những cặp vợ chồng trẻ.
8. Tiên sinh (先生, Xiānshēng) – Nội nhân (内人, Nèi rén)
- Tiên sinh: Cách vợ gọi chồng một cách trang trọng, thường dùng khi chồng là người có học thức hoặc địa vị cao. “Tiên sinh” có nghĩa là thầy giáo hoặc người có học thức.
- Nội nhân: Cách chồng gọi vợ một cách trang trọng, nghĩa là “người vợ trong nhà”. “Nội” có nghĩa là bên trong, “nhân” là người.
- Thường cách xưng hô này dùng trong các gia đình có học thức. Thời nhà Minh – Thanh (1378-1912) và đến thời hiện đại, các gọi này vẫn hay được sử dụng. Hhoặc trong các tình huống trang trọng ngày nay.

9. Quan nhân ( 官人, Guān rén) – Nương tử ( 娘子, Niángzǐ)
- Quan nhân: Ban đầu Quan nhân thường được gọi dành cho những người làm quan trong triều đình, nhưng về sau được vợ sử dụng để gọi chồng, thể hiện sự tôn trọng và địa vị của người chồng trong gia đình, cách gọi này phổ biến trong thời Tống xưa, vừa thể hiện sự tôn kính lẫn yêu thương.
- Nương tử: Cách gọi trìu mến và thể hiện sự trân trọng, yêu thương mà người chồng dành cho vợ, cách gọi phổ biến dùng cho mọi tầng lớp xã hội, thể hiện sự họa thuận của cặp đôi.
- Cách gọi thân mật và thể hiện sự yêu thương nên dùng được cho hầu hết các tầng lớp, phổ biến hơn cả là ở tầng lớp bình dân thời kỳ Tống – Minh (960-1644).
