Cùng bạn khám phá thế giới
Đặt tour và yên tâm tận hưởng chuyến đi của bạn với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia du lịch Otrip Travel
Người Tây Tạng sống trên nóc nhà thế giới. Vùng đất Tây Tạng không những huyền bí mà còn có nhiều nghi lễ đặc biệt. Họ có những đặc điểm dân tộc cũng như phong tục và văn hóa đậm đà. Vừa bí ẩn vừa đáng mơ ước. Nếu đến du lịch lần đầu tiên, bạn sẽ khá ngạc nhiên trước những nghi lễ đăc biệt ở đây. Đây cũng là vùng đất mà nhiều người du lịch Trung Quốc đều mong muốn được đến 1 lần!
Hada là từ tiếng Tạng, có nghĩa là khăn gạc hoặc khăn lụa. Dải khăn được sử dụng có màu trắng. Với người Tây Tạng, màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết và tốt lành. Nên hada màu trắng thường được sử dụng hơn. Cũng có những hada màu xanh lam, xanh lá cây, đỏ hoặc vàng pha trộn. Nhưng mỗi màu sắc thường được dùng cho các dịp khác nhau. Như Hada màu vàng chỉ được dùng để cúng dường chư Phật sống. Tặng hada có ý nghĩa là sự chân thành, tôn trọng và chào đón mọi người.
Người Tây Tạng hiếu khách, họ sẽ tặng hada trắng khi bạn đến du lịch và lưu trú lại. Đây là nghi lễ chào đón chân thành đối với khách thập phương. Khi nhận hada, bạn nên cúi đầu, chắp tay, mỉm cười và nói lời cảm ơn. Thể hiện sự tôn trọng lại đối với người dân nơi đây. Sau khi nhận hada, bạn nên đeo nó lên một lúc và không nên tháo ngay ra để thể hiện sự tôn trọng.
Hầu hết đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở các vùng Tây Tạng đều uống trà bơ. Thức trà quốc dân của người Tây Tạng được làm từ lá trà, bơ yak từ sữa bò Yak Tây Tạng và muối hồng Himalaya. Người dân Tây Tạng có thể uống trà bơ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, sáng sớm, trưa hay chiều tối, nó đơn thuần như một thức uống dùng để giải khát. Không chỉ là thức uống từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe, trà bơ còn là quốc hồn, quốc túy của người vùng này.
Nếu có khách đến nhà, người Tây Tạng rất quan trọng nghi thức dâng trà. Khi có khách đến thăm, chủ nhà phải dâng trà bơ khi có khách đến. Nghi lễ đặc biệt ở chỗ từ xưa khách không được tự mình bưng cốc. Chủ nhà mời khách vào phòng ngồi xuống, bà nội trợ hoặc trẻ con thường rót trà bơ. Nghi thức uống trà nhấn mạnh đến việc đặt người lớn lên trước người trẻ, khách trước chủ nhà. Ban đầu khi mới thử món trà này, du khách có thể hơi khó uống. Nhưng đây là bước đầu du khách chạm đến cửa ngõ của một nền văn hóa đặc sắc và huyền bí.
Xem thêm: Thời tiết du lịch Trung Quốc tháng 7, nên đi đâu?
Để chào đón các vị khách quý, chủ nhà sẽ dâng rượu lúa mạch vùng cao. Nghi lễ đặc biệt khi nâng cốc trong tiệc chiêu đãi. Lúc này chủ nhà sẽ bưng một chiếc đĩa, đặt ba chén rượu lúa mạch vùng cao lên trên và hát một bài chúc mừng.
Các vị khách nên đứng dậy nhìn người nâng ly để thể hiện sự tôn trọng. Sau khi hát nâng ly, khách sẽ cầm ly rượu lên, lòng bàn tay hướng ra ngoài, uống ba ngụm. Tượng trưng cho ý nghĩa: một ngụm để tôn kính Tam bảo, hai ngụm để tạ ơn sư phụ, sau đó uống ba ngụm. Nhấp từng ngụm trước, sau đó uống hết, rồi uống hết hai ly rượu còn lại.
Nếu bạn là Phật tử không uống rượu hoặc cơ thể không thích hợp để uống rượu. Bạn cũng có thể từ chối khéo léo. Bạn có thể giải thích tình huống đó với người mời rượu, cầm ly rượu lên ba lần như đã nói ở trên. Dùng trà để thay rượu để bày tỏ lòng biết ơn của bạn.
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động
Thông tin liên lạc
Giấy phép số 21/GP-ICP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.HCM cấp ngày 13/03/2012.
Trụ sở chính tại Hà Nội
0896612386
Tầng 3 - Tòa Century Tower - Kđt Times City - 458 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Otripvn@gmail.com