Cùng bạn khám phá thế giới
Đặt tour và yên tâm tận hưởng chuyến đi của bạn với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia du lịch Otrip Travel
Đại Phật Lạc Sơn là bức tượng đá lớn nhất thế giới, chạm khắc hình Phật Di Lặc đang từ bi nhìn xuống thế gian. Công trình không chỉ nổi tiếng về kiến trúc độc đáo mà còn bởi truyền thuyết về tượng Phật khép mi rơi lệ trước kiếp nạn của con người.
Đôi nét về Lạc Sơn Đại Phật
Lạc Sơn Đại Phật có tên đầy đủ là Gia Châu Lăng Vân Tự Đại Di Lặc Thạch Tượng. Được ghi nhận là bức tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới với chiều cao 71m. Bức tượng Phật Di Lặc tọa lạc uy nghi sừng sững tựa vào núi Lăng Vân, đối mặt với núi Nga Mi. Đây là khu vực hợp lưu giữa ba con sông Dân Giang, Đại Lộ và Thanh Y miền Nam Tứ Xuyên Trung Quốc.
Thân của tượng Phật cao 59,98 m, đầu cao 14,7 m, rộng 10m. Mắt rộng 3,3m, mũi dài 5,6m, miệng rộng 3,3m. Tai dài 7m, cổ cao 3 m, vai rộng 28m. Thân thể rộng 28,5m, chân dài 10,3m, rộng 9m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và móng tay nhỏ nhất cũng đủ lớn để có thể đủ cho một người ngồi vào. Hai bên tượng Phật có hai hộ pháp, cao khoảng 16m, rộng khoảng 6m. Thân mặc chiến bào, tay cầm pháp khí đầy vẻ uy nghi và đáng kính (Theo Wiki)
Một điều đặc biệt là tượng phật lớn nhất thế giới này đã rơi lệ đến 4 lần như đồng cảm với bao nổi khổ cực đau khổ thăng trầm của dân tình thế thái ở nơi đây.
Tương truyền người khởi xướng kiến tạo là Hòa thượng Hải Thông, một nhà sư của Lăng Vân Tự trên núi Lăng Vân. Một ngày nọ, hòa thượng Hải Thông đứng trên núi, nhìn xuống nơi hội tụ của ba con sông (Mân Giang, Đại Độ, Thanh Y), thế nước hung hãn chảy xiết như thiên binh vạn mã, đập vào vách núi như muốn thét muốn gào. Thuyền bè qua lại nơi đây thường xuyên gặp tai ương. Hòa thượng Hải Thông trong lòng vô cùng đau xót. Nên nhà sư phát nguyện xây dựng tượng Phật. Hy vọng sức mạnh của Phật pháp sẽ bảo vệ bình an cho người dân và thuyền bè qua lại.
Khi nguồn tài trợ cho công trình bị đe dọa, nhà sư Hải Thông tự khoét mắt để bày tỏ lòng mộ đạo và sự ngay thẳng của mình. Năm 713 hòa thượng Hải Thông đã cho xây dựng. Tuy nhiên, nhà sư qua đời khi dự án mới hoàn thành được một nửa. Hai đệ tử của ông đã tiếp tục xây dựng công trình và hoàn thiện nó vào năm 803 sau Công nguyên.
Kể từ khi xây xong tượng Phật, dòng nước sông hung dữ trở nên hiền hòa. Theo giải thích của các nhà khoa học, rất nhiều đá từ vách núi rơi xuống đáy sông trong quá trình xây dựng tượng Phật đã làm thay đổi dòng chảy. Khiến con sông trở nên an toàn hơn. Nhờ đó tàu thuyền có thể yên tâm qua lại.
Nhưng đó chỉ là cách giải thích của những nhà khoa học. Còn quá nhiều điều bí ẩn về thế giới tâm linh, về tín ngưỡng và những Thần tích mà con người chưa thể khám phá, lý giải.
Bức tượng Phật đầy uy nghiêm và đáng kính này đã 4 lần rơi lệ như cảm thương sự đau đớn đói khổ của nhân nhân lúc bấy giờ:
Lần đầu tiên người ta thấy hình ảnh bức tượng Phật rơi lệ là vào năm 1962. Đây là khoản thời gian nạn đói diễn ra triền miên trong suốt 2 năm liền từ 1959-1961. Một bức ảnh chụp bức tượng Phật trong trạng thái nhắm mắt vẫn được trưng bày tại hội trường của Triển lãm Lạc Sơn
Trong nạn đói ấy đã lấy đi tính mạng của 35 triệu người chết đói. Trong đó ít nhất là 7 triệu người ở Tứ Xuyên. Những năm tháng ấy người ta lại thấy xác người trôi đầy trên sông vì không đủ chỗ chôn.
Hình ảnh bức tượng Phật đã nhắm cặp mắt lại lần đầu tiên. Khi hàng nghìn thi thể trôi xuống chỗ hợp lưu của 3 con sông. Từ phía thượng nguồn như đang đau đớn trước nổi khổ của dân chúng.
Chính quyền Trung Quốc đã phái một nhóm các nhà khoa học đến điều tra. Họ đã không thể đưa ra câu trả lời nào. Và không có một báo cáo nào từng được đưa ra. Sau đó, một hình ảnh bất ngờ được phát hiện là bức tượng Phật đã tự động “khôi phục” lại trạng thái mở mắt như xưa.
Lần thứ 2 bức tượng Phật rơi lệ là vào năm 1963. Lúc diễn ra cuộc đại cách mang văn hóa tàn khốc của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tượng Phật lại một lần nữa rơi nước mắt.
Điều kỳ lạ là chính quyền đã dùng 1 số tiền lớn để trùng tu xóa đi vết nước mắt trên mặt tượng Phật. Nhưng dù có làm thế nào vẫn không thể xóa sạch được.
Vào tháng 7 năm 1972, đôi mắt của bức tượng lại một lần nữa nhắm lại. Đó là khi tỉnh Tứ Xuyên có một trận động đất lớn làm thiệt mạng khoản 650 nghìn người. Do chủ quan không phòng bị và thiếu cảnh báo từ trước.
Đâu đó trên nét mặt của tượng phật người ta nhận thấy nét giận dữ như trách móc.
Vào năm 1994 khi mà tượng Phật này đã nổi tiếng xa gần. Có 1 con thuyền chở khách đi ngang qua tượng Phật mà không ghé lại. Thấy vậy mọi người đã cho dừng thuyền và ghé vào. Lúc này khuôn mặt của tượng Phật này đã giãn ra và trở lại bình thường, Dù vẫn còn đọng lại 2 hàng nước mắt.
Một điều vô cùng đặc biệt và linh thiên ở nơi đây. Vào khoảng 2002 người ta đã nhìn thấy 1 ánh hào quang đang tỏa sáng trên một đám mây ở đỉnh của Lạc Sơn Đại Phật. Khiến cho người dân càng tin tưởng vào những câu chuyện huyền ảo và tôn kính giữ gìn nơi linh thiêng này hơn.
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động
Thông tin liên lạc
Giấy phép số 21/GP-ICP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.HCM cấp ngày 13/03/2012.
Trụ sở chính tại Hà Nội
0896612386
Tầng 3 - Tòa Century Tower - Kđt Times City - 458 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Otripvn@gmail.com