Cùng bạn khám phá thế giới
Đặt tour và yên tâm tận hưởng chuyến đi của bạn với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia du lịch Otrip Travel
Người ta nói rằng Tây Tạng là vùng đất tịnh độ cuối cùng trên thế giới và đó là tín ngưỡng sống của nhiều người trên thế giới này. Tây Tạng rất linh thiêng, đặc biệt là Cung điện Potala rất hùng vĩ. Vậy tại sao nên đến thăm cung điện Potala ít nhất một lần trên đời?
Công trình này là một trong những kỳ quan kiến trúc thế giới đã được UNESCO công nhận. Nơi đây thật sự là một điểm hành hương linh thiêng xứng với tên Di sản Văn hóa thế giới. Chỉ cần đặt chân đến vùng đất này một lần, bạn sẽ không thể nào quên. Bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thiêng liêng, thành kính rất đỗi lạ lùng.
Ở độ cao 3.600m so với mực nước biển, Potala là cung điện cao nhất thế giới. Công trình kiến trúc 1.300 năm tuổi ban đầu được xây dựng như dấu mốc cho cuộc hôn nhân giữa vua Tùng Tán Cán Bố và công chúa Văn Thành. Cung điện ấy gần như bị phá hủy toàn bộ vào thời Trung cổ.
Đến khoảng thế kỷ 17 mới được trùng tu và xây lại. Cung điện được tu tạo bởi vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đến cai trị Tây Tạng. Và được mở rộng và chuyển đổi thành nơi ở mùa đông cho Đạt Lai Lạt Ma. Từ đó trở đi, cung điện Potala trở thành nơi sinh sống, tu tập của các vị Đạt Lai Lạt Ma. Đây là chốn tôn giáo linh thiêng mà người Tây Tạng rất tôn thờ. Người dân tại đây ít khi nào gọi thẳng tên Potala. Họ thường gọi là “đỉnh” hoặc “đỉnh Potala”.
Nhưng đến đời Lạt Ma thứ 14 thì phải lưu vong sang Dharamsala, Ấn Độ. Vào năm 1959, chính phủ Trung Quốc đã tiếp quản và biến khu đất này thành bảo tàng. Potala chứa đựng nhiều giá trị quý báu về văn hóa, tôn giáo, lịch sử lâu đời. Cùng với đó là những kho báu vô giá cùng nhiều tuyệt tác nghệ thuật khác của nhân loại.
Tuy đã được chuyển đổi thành bảo tàng nhưng Cung điện Potala vẫn là một phần mang tính biểu tượng của khu vực và là thánh địa của các Phật tử trên toàn thế giới. Cái tên Potala gợi nhớ đến một ngọn núi linh thiêng ở Ấn Độ, nơi được cho là nơi Đức Phật từ bi ngự trị. Quanh năm, hàng nghìn người hành hương tôn giáo đi vòng quanh chu vi cung điện với bánh xe cầu nguyện và chuỗi hạt để cầu xin phước lành. Nhiều người đã đi bộ hàng ngàn dặm chỉ để tỏ lòng thành kính.
Theo truyền thuyết, trong ngọn đồi này có một hang động vô cùng linh thiêng, và từng là nơi ở của một vị Bồ Tát Quán Âm (còn được gọi là ‘Chenrezi’ trong tiếng Tây Tạng), một vị Bồ tát là hiện thân của lòng từ bi của các chư Phật.
Là một trong những thành phố cao nhất thế giới, Lhasa có thể khá lạnh giá vào mùa đông. Mùa hè là thời gian tốt nhất để ghé thăm. Tháng 6 đến tháng 8 là mùa du lịch cao điểm.
Cung điện Potala được chia thành 3 phần. Đó là khu cung thành ở phía trước núi, cung thất ở trên đỉnh núi và khu hồ ở phía sau núi. Trong đó, khu cung thành gồm ba cửa là cửa đông, cửa nam và cửa tây cùng với hai gác lầu. Gác lầu là nơi dẫn lên đỉnh của cung điện. Đây là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ. Chẳng hạn như viện in sách, nơi ở của những tăng ni, quan viên, nhà giam…
Cung thất là trung tâm của cung điện Potala. Có thể nói, đây là phần quan trọng cốt lõi nhất của cả công trình. Tại đây có hai cung chính là Hồng cung và Bạch cung. Hai công trình này có nét kiến trúc vô cùng đặc sắc. Khám phá hai địa điểm này bạn sẽ nhận ra nhiều điều thú vị.
Với hơn một nghìn căn phòng, 10.000 cuộn tranh vẽ, 698 bức tranh tường và hàng nghìn bức tượng tinh xảo được làm từ hợp kim và đá quý quý giá, công trình kiến trúc này đã trở thành một trong những thánh địa tâm linh nổi tiếng nhất thế giới. Bên trong là lăng mộ của tám vị Đạt Lai Lạt Ma, hàng trăm cuộn giấy Phật giáo linh thiêng và nhiều đền thờ. Những ngọn đèn bơ thắp sáng hành lang và các nhà sư túc trực luôn túc trực ở hầu hết các phòng công cộng để đảm bảo duy trì sự trang nghiêm.
Cung điện Potala được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1994 cũng như Đền Jokhang và Norbulingka lân cận và được thêm vào dưới dạng phần mở rộng tương ứng vào năm 2000 và 2001. Đền Jokhang được coi là ngôi đền linh thiêng nhất ở Tây Tạng và Norbulingka từng là nơi ở mùa hè của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Cả ba công trình kiến trúc này đều là hiện thân nổi bật của văn hóa Tây Tạng và bất chấp những làn sóng thiệt hại do thiên nhiên và con người gây ra, chúng vẫn là những biểu tượng quốc tế vẫn còn nguyên vẹn và phù hợp về mặt tinh thần qua nhiều thế kỷ.
Cung điện Potala có 13 tầng và cao 110m tính từ chân núi đến đỉnh núi. Nó bao gồm Cung điện Trắng (Bạch Dinh) ở phía đông và Cung điện Đỏ (Hồng Dinh) ở giữa.
Hồng dinh trong cung điện Potala là một quần thể kiến trúc mang tính tôn giáo. Đây là nơi đặt lăng mộ của 8 vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây. Chính vì thế mà nơi này mới thiêng liêng và quan trọng như thế. Sở dĩ gọi là Hồng dinh là bởi công trình có màu đỏ thẫm. Theo người Tây Tạng, điều đó biểu đạt cho sự quyền lực.
Nơi đây được tạo nên từ đất, đá và gỗ. Vào thời xưa chưa có phương tiện di chuyển. Thế nên những vật này đều được vận chuyển bằng sức người và sức lừa. Tòa nhà này có hơn 1.000 căn phòng nhỏ, 10.000 Phật điện cùng 20.000 bức tượng điêu khắc. Ngày xưa, Đạt Ma sẽ ở trong gian phòng gần nóc và ngăn cách với dân chúng.
Tại đây đặt các tòa tháp thờ linh cốt của những vị Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch. Phần thân tháp được dát vàng lộng lẫy. Ngôi tháp của vị Lạt Ma đời thứ 13 cao đến 21 mét, được tạo tác bởi bạc ròng. Ở phía trên có khảm bảo thạch. Trên nóc Hồng cung là 8 tháp được làm bằng vàng. Tháp này biểu trưng cho 8 vị Đạt Lai Lạt Ma. Trong số đó có tháp được đúc bằng 9 vạn lượng vàng.
Bên trong Hồng cung của cung điện Potala được trang trí rất phong phú. Nơi đây lưu giữ nhiều tác phẩm chạm khắc, cùng với đó là nhiều trang sức quý giá khác. Khu vực trong và ngoài điện có nhiều tượng Phật, tháp, chuông cổ, tượng linh vật nạm vàng.
Bạch cung nằm ở vị trí bao quanh Hồng cung, tạo thành hai cánh. Ngày trước, đây là nơi ở của các vị Lạt Ma, chuyên phục vụ các vấn đề về sinh hoạt. Tại đây có đến 698 bức tranh tường và gần 10.000 cuộn tranh, tác phẩm điêu khắc. Quan trọng nhất là một tập tài liệu lịch sử quý giá.
Như tên gọi của mình, công trình được làm bằng tường đá trát đất sét trắng. Bạch cung được người Tây Tạng xem là biểu tượng của hòa bình. Các cửa sổ được thiết kế theo dạng ô hướng ra bên ngoài. Điều này giúp đạt hiệu quả cao trong việc đón gió và ánh sáng. Lối bài trí tại khu vực này rất trang nghiêm và không kém phần lộng lẫy.
Tòa nhà Cuokin là công trình lớn nhất tại Bạch dinh. Tại đây, các Đạt Lai Lạt Ma thường dùng để cử hành những nghi thức tôn giáo, chính trị. Nơi này cũng có rất nhiều điện thờ Phật. Cùng với đó là phòng in kinh sách và thư viện lưu trữ. Trong quá khứ, cung điện Potala từng là nơi tập trung quyền lực tôn giáo, chính trị cao nhất Tây Tạng.
Cung điện Potala tráng lệ.
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động
Thông tin liên lạc
Giấy phép số 21/GP-ICP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.HCM cấp ngày 13/03/2012.
Trụ sở chính tại Hà Nội
0896612386
Tầng 3 - Tòa Century Tower - Kđt Times City - 458 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Otripvn@gmail.com