Cùng bạn khám phá thế giới
Đặt tour và yên tâm tận hưởng chuyến đi của bạn với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia du lịch Otrip Travel
Nếu đã từng một lần du lịch Trung Quốc, chắc bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên với những mái ngói nhà cong, tường gạch lớp,.. trong những khu vườn mang đậm nét cổ kính. Sự kết hợp không chỉ kiến trúc, văn hóa mà còn là nghệ thuật độc đáo được truyền nghìn năm. Kiến trúc sân vườn Trung Hoa hội tụ nhiều yếu tố mang những ý nghĩa đặc biệt. Sự kết hợp độc đáo mang đến nét đẹp tinh tế, sự thanh tao của văn hóa nghệ thuật Trung Hoa.
Được mệnh danh là “đôi mắt của vườn cảnh”. Hoa song là một dạng cửa sổ trang trí đặc trưng của kiến trúc cổ điển Trung Hoa. Hoa văn trên hoa song muôn hình vạn trạng, lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Hoa lá, chim thú, chữ viết, hay những họa tiết hình học được kết hợp lại tạo nên những biểu tượng mang ý nghĩa cát tường.
Thường được treo trên mái hiên, đỉnh tháp của các chùa chiền cổ. Khi gió thổi, kinh điểu linh phát ra âm thanh, khiến chim chóc hoảng sợ mà bay đi. Ngày nay, nó được biết đến với tên gọi “chuông gió”. Thời cổ đại, chuông gió còn được gọi là “thiết mã” (铁马) hay “đạc” (铎). Có nguồn gốc từ thuật bói toán, đồng thời được dùng để xác định hướng gió.
Đúng như tên gọi, thoan mã trụ là những cột đá dùng để buộc ngựa, phổ biến trong các làng quê thuộc vùng Vị Nam, Thiểm Tây. Ngoài công năng buộc gia súc như ngựa, trâu, bò, thoan mã trụ còn là một phần quan trọng của kiến trúc nhà cửa. Trong sân vườn thường được đặt theo cặp hoặc thành hàng trước cửa lớn, vừa mang tính thực dụng vừa có tác dụng trang trí tăng tính thẩm mỹ cho kiến trúc Trung Hoa.
Là một nét kiến trúc độc đáo trong nội thất cung điện, tảo tỉnh có kết cấu lõm lên trên. Thông thường có hình vuông, đa giác hoặc tròn, được chạm khắc, trang trí hoa văn cầu kỳ. Hình dáng của nó giống như một chiếc giếng chìm, kết hợp với họa tiết hoa văn tinh xảo. Theo quan niệm truyền thống, tảo tỉnh mang ý nghĩa linh thiêng và cao quý.
Còn gọi là “đầu ngói”, là phần đầu của mái ngói cổ Trung Hoa mà. Họa tiết trên ngõa đương đa dạng, từ hoa văn mây, hình học, đến những linh thú như tì hưu hay những dòng chữ mang ý nghĩa phúc lành. Không chỉ có giá trị nghệ thuật, ngõa đương còn là một di sản văn hóa độc đáo.
Thường được gọi là “khí phát âm”, môn hoàn là tay nắm cửa kết hợp với chức năng gõ cửa. Chúng thường gắn trên đế hình đầu thú, được gọi là “phu thủ” (铺首), có thể là hình tượng các loài linh thú như sư tử, hổ, rồng… mang ý nghĩa trấn trạch, bảo vệ gia đình khỏi tà khí.
Nguyên gốc là đôi thạch cổ (石鼓) đặt trước cổng chính của các gia đình quyền quý, còn được gọi là “bão cổ thạch” (抱鼓石). Đây không chỉ là vật trang trí, mà còn thể hiện địa vị và thân phận của gia chủ. Kết hợp với bậc cửa, cửa ngạch, khung cửa… môn đương tạo nên một tổng thể kiến trúc cổ điển, vừa trang nhã, vừa mang ý nghĩa cát tường.
Là cổng vòm có hình dáng tựa như một chiếc bình quý, mang hàm ý “bình an, cát tường”. Trong kiến trúc vườn cảnh, cổng không chỉ đơn thuần là lối đi mà còn giống như một khung tranh, tạo nên vẻ đẹp thi vị và thanh tao.
Ngoài hình dáng bình hồ lô, cổng còn có nhiều biến thể khác như hình hoa mai, hình quạt, hình cánh sen… mỗi loại mang một ý nghĩa khác nhau.
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động
Thông tin liên lạc
Giấy phép số 21/GP-ICP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.HCM cấp ngày 13/03/2012.
Trụ sở chính tại Hà Nội
0896612386
Tầng 3 - Tòa Century Tower - Kđt Times City - 458 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Otripvn@gmail.com