Review lịch trình vui chơi Ấn Độ 11 ngày (9/2022)
Tiếp theo mình xin chia sẻ lịch trình, kinh nghiệm sau khi Ấn Độ. Mọi người có thể tham khảo để có riêng lịch trình cho mình.
Về đi chơi, trước khi đưa lịch trình thì mình note ra những điều lưu ý sau:
1. Luôn xác nhận lại giá cả. Kĩ tính hơn là dùng điện thoại để mấy ổng đánh lại giá trên máy cho rõ. Cap lại màn hình luôn. Ngoài ra nên hỏi kĩ tiền đó là cho bao nhiêu người nếu đi đông. Họ hay mập mờ giá của một người và nhiều người ấy.
2. Trời Ấn Độ tối trễ nên có thể bung lụa tới 8-9h. Càng về tối, đường Ấn càng đông
3. Tránh đi những điểm du lịch vào cuối tuần. Ví dụ như Agra vào thứ 7, Chủ Nhật. Hồi đi Tajmahal, dù đã cố tránh nhưng bất khả kháng mình phải đi vào Chủ Nhật. May mắn là do đi sáng sớm, nên vẫn tạm ổn. Kinh nhất là Agra fort, do đi vào buổi chiều, cổng đầy người luôn. Dân Ấn thì đông đâu thua gì TQ. Thế nhưng thứ 2 trở lại thì người đã ít hơn. Đi chơi thoải mái luôn.
4. Tranh thủ đi chơi sớm. Dân Ấn thức dậy khá trễ, tầm 8-9h họ mới dậy. Nên để tránh đông người thì cứ 5-6h dậy chuẩn bị đi. Trưa về ngủ tiện tránh nắng rồi chiều tiếp tục đi chơi nữa.
5. Liên quan đến đi chơi sớm và người Ấn dậy trễ, mn nên chuẩn bị phương án ăn sáng cho đi chơi sớm. Như dặn trước khách sạn, hay tự chuẩn bị đồ ăn sáng chứ không ai bán sớm như ở VN đâu.
6. Nhớ search trước thời gian mở cửa, ngày đóng cửa của các điểm thăm quan để tránh bỏ lỡ cơ hội đi chơi.
7. Chuẩn bị tiền lẻ hoặc thật kiên nhẫn đòi trả tiền thối. Bên ấy hay có style tự làm tròn, ít thì cho chứ tầm 100-200 thì nhớ đợi lấy, nhất là những khu du lịch, chuyên vậy luôn.
8. Di chuyển những nơi như nhà ga nên đi sớm sớm xíu để tránh kẹt xe, đi tìm tàu. Ai đi nhiều sẽ biết ga tàu Ấn hay TQ nó không chỉ có 1 line như ở VN, nhiều chỗ nó có thể tới 8-9 line.
9. Hãy chú ý bước chân của mình, vì không biết trong lúc vô tình nào đó, bạn dẫm trúng bãi phân :(( như chị trong đoàn nói So much “cứt” in my life
10. Điều khủng khiếp nhất ở Ấn với mình có lẽ là đồ ăn Ấn. Và mình không kén ăn nha mn, nhưng vẫn độ không nổi đồ ăn Ấn :((
Mấy ngày cuối sau khi đã hết đồ ăn đem theo + quá ngán với thực phẩm dầu mỡ, mùi cà ri nên mình chỉ có thể mua một lốc trái cây về để ăn cầm chừng.
Mọi người có thể tự mua rau, sau đó nhờ nhà hàng làm giúp. Nhưng nhớ dặn họ luộc rau vừa phải thôi, chứ không họ luộc tới mềm rau luôn.
Đồ ăn hợp vị nhất là ở Agra, có thể do có nhiều du khách nên họ nêm nếm đã theo khẩu vị quốc tế.
Kinh nghiệm đau thương rút ra của mình là đem mì, phở,cháo vvv dạng bịch + tô để chỉ cần xin nước nóng, hộp muối Tây Ninh ăn trái cây, hộp nước sốt mè để chấm rau, ít xúc xích, anh trong đoàn còn đem heo lát, cá hộp nữa. Ngoài ra tụi mình cũng chui vào thức ăn nhanh như MC, KFC để ăn cầm chừng.
11. Mình hay chuẩn bị kẹo cho mỗi chuyến đi. Vừa để bỏ miệng thêm đường cho cơ thể những lúc mệt, vừa để gửi tặng những người bạn đã giúp đỡ, hay chỉ đơn giản coi như là món quà nho nhỏ tặng lại cho các bác tuk tuk, phục vụ.
Ở Ấn cũng khá lạ, mỗi lần cho kẹo là họ bóc ra ăn liền. Có lần ở khách sạn, ông quản lý còn hỏi mình để xin thêm kẹo kkk.
Ngoài ra các bạn Ấn khá thích sưu tập tiền, có thể chuẩn bị mấy tờ tiền lẻ Việt Nam đẹp đẹp để tặng các bạn ý.
Tiền mình đề cập ở đây là rupee nha
Day 1 Việt Nam – Delhi
Ngày này tụi mình chỉ đi loanh quanh khu khách sạn tìm đồ ăn, đổi tiền thôi. Sáng hôm sau bắt tuk tuk sớm ra nhà ga đi
Day 2 Delhi – Jaipur
Delhi – Jaipur bằng tàu lửa: mất 4h
Tới Hosteller, tụi mình book tour khách sạn đi thăm pháo đài Amber Fort, Wind palace, Water palace Tour hết 1,500 gồm xe, phí gửi xe + vé 500/ng
Lúc này nên tranh thủ book tour luôn cho ngày mai nếu muốn đi Chand baori step well. Chỗ này tuy xa thành phố jaipur nhưng rất đáng đi nha, ngoài ra còn có một bất ngờ từ chú lái xe nữa.
Contact Guide tour kiêm tài xế:
Mr. Sheikh Ayub +91 98280 16004
Ngay Wind palace có quán cà phê nằm đối diện, kế bên có nhiều shop house cho mn lựa đồ. Đồ ở Jaipur cũng khá rẻ, nhất là mặt hàng đá vì nghe nói đây là kho đá của Ấn.
Day 3 Jaipur
Do book tour muộn nên phải đợi tới 1h (sau khi dạo mall, ăn uống xong) tụi mình mới xuất phát được tới giếng cổ Chand baori. Do xa nên tour gồm xe, chỗ gửi xe là 5,000R + vé 500.
Tiếp đó được chú lái xe gợi ý tới Monkey temple (rất đáng đi): vé là 250 (gồm phí vào, phí camera), tiền gửi xe + tip tài xế tính riêng vì đây là ngoài dự định, không tính vào tiền tour
Chú hướng dẫn nói là nước trong hồ không bao giờ cạn mấy trăm năm nay rồi.
Day 4 Jaipur – Agra
Jaipur – Agra bằng tàu: 6h
Buổi chiều tụi mình chỉ bắt xe đi loanh quanh thôi, gợi ý là mọi người có thể đi siêu thị Vishal để mua đồ chụp hình cho ngày mai đi Tajmahal. Ở đây bán mấy đồ Ấn cách điệu chụp lên đẹp lắm. Chú ý kiểm bill trước khi ra về để tránh phải lên lại đòi tiền do tính nhầm.
Ngoài ra phía bên phải có tiệm bánh ngọt Ấn cũng rất đáng để thử. Đi bộ tầm 200 bên trái thì có quán trà sữa – như lời 1 bạn Ấn Độ trong lúc chờ trà sữa thì quán này cũng nổi tiếng lắm.
Day 5. Agra
Sáng Tajmahal: 1.300 (vào luôn bên trong) – nhớ giữ lại vé để giảm ở baby taj, agra fort, tuy nhiên nếu bạn đi vào hôm sau thì vé giữ lại này coi như vô dụng.
Ngoài ra, cái này mình thấy ít người nhắc đến đó là trong Tajmahal không hiểu sao lại có tờ giấy quy định chỉ được thăm quan trong vòng 3 giờ, quá 3 giờ sẽ bị phạt tiền (như ông tour mình nói thì phạt tầm 500 R) 0v0.
Tip: Theo mình nha, đi Tajmahal mà mn thích sống ảo thì có thể thuê guide tour, tầm 1.000 cho một ông. Mấy ổng sẽ dẫn bạn đi mấy nơi có view đẹp để chụp hình. Nhớ test trình chụp của mấy ổng trước khi thuê. Ông Guide tour của tụi mình chụp hình giận dễ sợ luôn.
Chiều đáng lẽ sẽ thăm Agra Fort nhưng do đông người quá nên thôi đổi qua đi Mehtab Bagh. Khu này kiểu giống vườn ngự uyển, vắng người, view nhìn đối diện trực tiếp với Tajmahal
Sau đó tụi mình quyết định đi siêu thị. Nếu bạn đi ngày thường (hôm mình đi là Chủ nhật) thì có thể thăm tiếp Agra, tiểu Tajmahal
Day 6: Agra – Varanasi
Baby Taj tuy nhỏ nhưng cũng đẹp lắm
Agra Fort hôm thứ 2 khá ít người vào buổi sáng
Agra Fort (lịch trình bị lỡ) vé 600/người
Tiểu Tajmahal vé 310/ng
Chú ý vụ ga tàu để chuẩn bị thời gian ra tàu sớm. Ấn Độ kẹt xe lắm, nhất là buổi tối.
Agra – Varanasi bằng tàu: 10h
Day 7: Varanasi
Bắt tuk tuk đi sông Hằng, thăm tiệm làm vải của người hồi
Mình xin giới thiệu guide tour kiêm tuk tuk của mình, ổng khá nhiệt tình, ai đi Varanasi có thể liên hệ ổng. Nếu ai đi thì nhắn mình với, mình có món quà nhỏ muốn gửi cho ông guide tour. Có thể guide tour sẽ chở đi mấy quán lưu niệm, không thích bạn có thể yêu cầu không chở đi nhé. Lưu ý là nếu đi coi đốt xác thì không được chụp hình. Hãy tôn trọng người chết. Không tốn phí gì cả khi coi đốt xác.
Mohd Shahid: + 91 93058 68208
Day 8 Varanasi – Delhi
Sáng sớm tụi mình lại bắt tuk tuk của anh Shahid đi ra sông Hằng. Ở đây mình được một bác đề nghị sẽ dẫn đi tới chỗ có góc coi sông Hằng đẹp nhất. Tính ra khá đáng tiền cho góc này ấy. Bác dẫn đi len lỏi các góc phố cổ, leo lên nóc một mái nhà để nhìn trực tiếp ra sông Hằng luôn.
Shahid còn dẫn tụi mình đi ăn một quán ăn sáng địa phương, nó kiểu bánh mì nướng phết bơ, uống với trà sữa hoặc trà chanh. Cũng rất đáng thử nha.
Chiều thì tụi mình đi thánh địa đạo phật Sanarth – Vườn Lộc Uyển, ở đây miễn phí vào cổng. Tụi mình có thuê một guide tour do anh Shahid giới thiệu dẫn đường. Tự đi không cần guide tour cũng được. Muốn vào gần hơn với cái tháp thì tốn 300R. Tụi mình không vào chỉ đứng ngắm bên ngoài.
Tối di chuyển ra ga về lại Delhi: 12h
Day 9 Delhi
Chiều tụi mình có đi lang thang khu Connaught place, sau đó cả nhóm bắt xe đi khu India Gate và Khan Market
India gate hiện không vào đc do đang xây gì đó, nghe đồn 1 năm sau mới vào được
Gợi ý, nên bổ sung đền Akshardham đi vào ngày này, do hôm đó tụi mình mệt, với lang thang đi bộ nên hơi tốn thời gian không có cơ hội đi đây.
Day 10 Delhi
Qutb Minar vé 600
Lotus temple Free
Humayun Tomb vé 600
Tối đi mall Unity One Mall – CBD Shahdra. Ở đây có cái Metro, tuy nhiên muốn vào phải có thẻ thành viên để vào cổng và thanh toán tiền. Sau khi hỏi thăm xin xỏ đi ké thì nhóm tụi minh đã xin được 2 mẹ con của một bạn TTvTT. Đồ Metro rẻ hơn bên ngoài, nhất là mua nhiều, chưa kể có cả đồ hiệu như adidas đang sale. Tuy nhiên chỗ này hơi xa thành phố. Lúc về tụi mình còn thấy một cụm Mall siêu to gồm V3S mall + East Centre Mall + Big Bazaar, mọi ng thử search nếu không muốn năn nỉ xin đi cùng như tụi mình.
Day 11 Delhi – Việt Nam
Jama Masjid : vé 300/ người.
Do 11h tụi mình phải ra sân bay nên sáng sớm đã xuất phát đi Jama Masjid, nhưng theo thông tin phải 10h nó mới mở mà do tụi mình năn nỉ quá nên ng ta cho vào. Ngoài ra tụi mình bị phụ thu thêm 300 cho 2 đứa tiền camera, mà 2 chị khác trong nhóm lại không bị thu, nên nếu bị thu mn nhớ hỏi ông đó quy định ở đâu nha. Mình nghĩ là tụi mình bị thu lố tiền này. Giày cũng bị thu tiền nữa, tụi mình chỉ đưa 50 cho 2 đứa, nên lúc vào mọi người cứ cầm theo giày.
Ra sân bay, mọi người nên đi sớm. Tuy 16h mới bay nhưng 11h tụi mình đã ra sân bay, tính kẹt xe di chuyển thì tầm 1h mới tới sân bay. Có 4 tiếng check in. Hải quan Ấn kiểm cực kỹ. Chưa kể nhân viên check in có thể sẽ không hiểu thời gian visa nên nói linh tinh nữa. Tâm lý thật vững đoạn này.
Có những lưu ý sau:
Tụi mình đi 5 người, chi phí này là của 1 đầu người
Tụi mình xài khá phung phí trong khoản tip cho tuk tuk. Đôi lúc trả giá từ 500 xuống còn 200, sau tip lại cũng bằng lúc trả giá.
Tiền đi chơi của tụi mình khá nhiều.
Về ăn uống thì như nói do những ngày cuối mình không ăn được nên tiền ăn cũng bị giảm xuống khá nhiều. Bù lại tụi mình cũng hay ăn thức ăn nhanh, ăn nhà hàng nên giá sẽ cao hơn thức ăn bình thường. Ngoài ra có mấy bữa tụi mình ăn đồ ăn đem theo từ Việt Nam nữa
Chi phí khách sạn của tụi mình khá rẻ, do deal được giá tốt, 2 đêm ngủ trên tàu, 1 đêm chỉ thuê 2 phòng cho 5 người. Ngoài ra do đi 5 người mà thuê tới 3 phòng nên giá khách sạn cũng có thể bị độn lên xíu.
Tiền tiêu xài riêng của mình tầm 3trị cho mua quà, ăn vặt, mua quần áo
Nguồn: fb Yến Nhi
Xin vui lòng liên hệ đến hotline :
0936391933 | 0896631818 | 0899593666 để nhận được những giải đáp cũng như sự tư vấn một cách nhanh nhất!