Cùng bạn khám phá thế giới
Đặt tour và yên tâm tận hưởng chuyến đi của bạn với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia du lịch Otrip Travel
Cùng Otrip khám phá Thiên Đàn – nơi không những chiếm địa vị quan trọng trên lịch sử kiến trúc Trung Quốc, mà còn là di sản quý giá của nghệ thuật kiến trúc thế giới. Được xây dựng vào năm 1420 dưới thời nhà Minh. Đến năm 1998, Thiên Đàn chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Để cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà, thiên hạ thái bình, hàng năm, các đời vua Trung Quốc đều tổ chức lễ bái cầu thiên địa nhật nguyệt, sơn hà thần linh, trong đó lễ tế trời là quan trọng nhất. Buổi lễ đó được tổ chức tại Thiên Đàn.
Thiên Đàn được xây vào năm 1420. Là nơi cúng thần trời, thần đất của các vua thời nhà Minh và nhà Thanh (1368-1911). Thiên Đàn ở phía nam Cố Cung, rộng gấp 5 lần so với Cố Cung. Tổng diện tích lên tới 2.700.000m2. Bức tường cuối phía nam Thiên Đàn có hình vuông, tượng trưng cho đất. Tường phía bắc hình bán cầu tượng trưng cho trời. Kiểu thiết kế này bắt nguồn từ tư tưởng “trời tròn đất vuông” của Trung Quốc cổ đại.
Khuôn viên Thiên Đàn bao gồm tổ hợp 3 công trình. Đó là Viên Khâu Đàm, Hoàng Khung Vũ và Điện Kỳ Niên. Bố cục cả 3 đều chặt chẽ, đảm bảo các yêu cầu cả về phong thủy và triết học. UNESCO miêu tả ngôi đền là “một kiệt tác về kiến trúc và thiết kế cảnh quan, một minh chứng cho một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới, …” và “cách bố trí và thiết kế mang tính biểu tượng của Thiên Đàn có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc và quy hoạch ở Viễn Đông qua nhiều thế kỷ.”
Trong đó, điện Kỳ Niên là điện lớn hình tròn có ba tầng mái, xây trên nền hình tròn ba tầng. Đây là nơi nhà vua đến cúng cầu vào mùa hè hằng năm cho mùa màng tươi tốt. Vì vậy, kiến trúc của Kỳ Niên điện cũng liên quan tới văn hóa nông nghiệp. Bốn trụ thông thiên trong điện tượng trưng cho bốn mùa xuân – hạ – thu – đông.
Các thợ thời cổ Trung Quốc đã phát huy trí tưởng tượng hết sức phong phú trong quá trình xây dựng Thiên Đàn. Ví dụ, màu sắc của kiến trúc có nhiều sự đột phá. Cung điện của các nhà vua Trung Quốc chủ yếu lợp mái màu vàng, tượng trưng cho vương quyền. Nhưng kiến trúc của Thiên Đàn, các thợ xây dựng lại sử dụng mái ngói xanh lam tượng trưng cho trời, làm nền màu chính của kiến trúc. Như mái tường của vách hồi âm, của Hoàng cung Vũ và điện Kỳ Niên cũng như hai điện phụ và mái nhà của các khuôn viên đều là lợp mái lưu ly xanh lam.
Bên cạnh đó, trong điện Thiên Đàn còn có rất nhiều tòa kiến trúc phụ. Như Trai Cung, Thần Nhạc thự,…
Nếu có dịp đến Bắc Kinh, thì đi tới Trường Thành, thăm quan Cố Cung và khám phá Thiên Đàn là những hoạt động bạn nhất định không được bỏ qua. Bởi những kiến trúc này mang tính biểu tượng cho trình độ cao nhất kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Hãy để Otrip đưa bạn du lịch Bắc Kinh, khám phá Thiên Đàn nhé!
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động
Thông tin liên lạc
Giấy phép số 21/GP-ICP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.HCM cấp ngày 13/03/2012.
Trụ sở chính tại Hà Nội
0896612386
Tầng 3 - Tòa Century Tower - Kđt Times City - 458 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Otripvn@gmail.com