Cùng bạn khám phá thế giới
Đặt tour và yên tâm tận hưởng chuyến đi của bạn với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia du lịch Otrip Travel
Vào Tết truyền thống ở Hàn Quốc, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau và cùng làm những món ăn đặc biệt bày lên bàn thờ cúng tổ tiên. Những món ăn này như một chất keo để gắn kết các thành viên trong gia đình. Và Â. Nếu bạn du lịch Hàn Quốc vào dịp Tết nguyên đán, đừng bỏ lỡ những món ăn đặc trưng mang ý nghĩa đặc biệt dưới đây nhé:
Jeon là một loại bánh xèo nhân mặn. Được chế biến bằng cách phủ một lớp bột mì mỏng lên nguyên liệu tùy chọn. Rồi chiên trên chảo với một ít dầu. Nguyên liệu làm nhân bánh khác nhau sẽ cho ra những hương vị riêng biệt.
Vào các dịp lễ Tết khác nhau có thể thưởng thức được nhiều loại Jeon đa dạng. Nhưng chắc chắn bạn có thể được gặp một số loại phổ biến như kimchi jeon (bánh xèo kim chi). Hay haemul pajeon (bánh xèo nhân hải sản và hành lá), gogi wanja jeon (thịt viên chiên giòn áp chảo). Hoặc kkochi jeon (bánh xèo xiên) và gamja jeon (bánh xèo khoai tây).
Nếu du lịch Hàn Quốc vào dịp Tết, hãy đến một con phố chuyên bán đặc sản jeon để thưởng thức chiếc bánh thơm ngon nóng hổi. Gần trạm Hoegi thuộc tuyến 1 (Line 1) của hệ thống tàu điện ngầm Seoul. Bạn có thể thấy rất nhiều nhà hàng bán “bánh xèo” hành nhân hải sản (haemul pajeon) trên đường Pajeon. Muốn ăn các loại jeon khác, hãy ghé thăm đường Mapo Jeon. Nằm gần trạm Gongdeok thuộc tuyến 5 & 6 của hệ thống tàu điện ngầm Seoul.
Japchae là một món ăn khác thường xuất hiện trong những ngày lễ hội ở Hàn Quốc. Japchae là từ ghép tiếng Hàn với “jap” có nghĩa là hỗn hợp. Còn “chae” có nguồn gốc từ “chaeso” có nghĩa là rau.
Trên thực tế, japchae còn bao gồm thịt, nấm, miến xào với nước sốt được làm từ tương đậu nành. Các nguyên liệu sẽ được trộn lẫn và hòa quyện hương vị khi ăn. Nhưng lúc chế biến từng món đều được cắt và chiên riêng biệt. Đòi hỏi một quá trình nấu nướng rất công phu tỉ mỉ.
Trong khi bố mẹ chuẩn bị món japchae, đàn con xúm xít xung quanh với ánh mắt mong chờ được thưởng thức món ngon này đã trở thành một cảnh tượng quen thuộc, thân thương trong không gian văn hoá gia đình Hàn Quốc.
Mandu là món bánh bao làm từ vỏ bột mì với nhân bao gồm các nguyên liệu băm nhỏ như thịt, rau hoặc kim chi. Ngoài các loại nhân phong phú, mandu cũng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau: nấu súp, luộc, hấp hoặc chiên. Vào dịp Seollal (Tết Nguyên Đán), nhiều gia đình thêm còn mandu vào món tteokguk (súp bánh gạo cắt lát).
Nguyên liệu đa dạng, mang hương vị hòa quyện ngon lành, mandu thường được sử dụng như một biểu tượng cho cho lời cầu chúc năm mới bình yên trong các dịp lễ Tết, cúng giỗ.
Có rất nhiều loại mandu được xem là “đặc sản” của các địa phương ở khắp Hàn Quốc. Ở Seoul, Jaha Sonmandu làm nên món súp mandu thịnh soạn. Trong khi Wonju Kimchi Mandu ở Wonju nên danh tiếng món mandu kim chi béo ngậy nổi tiếng. Còn Miseongdang ở Daegu nổi danh với món món mandu dẹt nhân miến trộn lá hẹ đơn giản nhưng ngon lành.
Vào buổi sáng lễ Seollal (Tết Nguyên Đán), người Hàn Quốc chúc Tết nhau, làm lễ với người lớn trong nhà và cùng ăn tteokguk (súp bánh gạo cắt lát)! Có thể có vài khác biệt nhỏ tùy vùng. Nhưng món tteokguk “chuẩn” đều phải được chế biến bằng cách cắt một thanh bánh gạo dài thành những lát mỏng. Sau đó luộc chín trong nước dùng thịt bò. Trước khi dọn ra, súp tteokguk được phủ lên một lớp trứng tráng xắt sợi và rong biển.
Những lát bánh gạo trắng và nước dùng trong veo tượng trưng cho sự khởi đầu năm mới suôn sẻ hanh thông. Trong khi những thanh bánh gạo dài và những lát bánh tròn tượng trưng cho sự trường thọ và thịnh vượng.
Người Hàn Quốc sẽ nói “Tôi đã ăn một bát tteokguk” như một nghi thức cho biết họ đã thêm một tuổi nữa. Vì trước đây người Hàn Quốc tính tuổi bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm mới.
Khi nhắc đến lễ Chuseok, songpyeon là món ăn đầu tiên được nghĩ đến. Songpyeon là một loại bánh gạo được làm vào mùa thu hoạch của Hàn Quốc bằng ngũ cốc mới mới được gặt hái đầu năm. Những chiếc bánh gạo được đặt trên charyesang (bàn thờ cúng tổ tiên) như lời tạ ơn cho những thành quả đạt được sau một năm.
Mặc dù trước đây các gia đình thường quây quần khi làm bánh gạo. Nhưng ngày nay, nhiều gia đình mua bánh gạo làm sẵn từ các cửa hàng.
Bánh gạo được làm bằng bột gạo mới thu hoạch, có nhân đậu, đậu đỏ, vừng, hạt dẻ hoặc các nguyên liệu đầy dinh dưỡng khác rồi hấp chín. Loại bánh gạo này được đặt tên theo mùi hương đặc trưng của lớp lá thông mà bánh được đặt lên để hấp. “Song” có nghĩa là cây thông trong tiếng Hàn.
Nguồn: KTO
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động
Thông tin liên lạc
Giấy phép số 21/GP-ICP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.HCM cấp ngày 13/03/2012.
Trụ sở chính tại Hà Nội
0896612386
Tầng 3 - Tòa Century Tower - Kđt Times City - 458 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Otripvn@gmail.com