Cùng bạn khám phá thế giới
Đặt tour và yên tâm tận hưởng chuyến đi của bạn với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia du lịch Otrip Travel
Tiếp nối những kiến thức Mamechishiki thú vị về Nhật Bản ở phần 1. Cùng tiếp tục với phần 2 xem đất nước xứ Phù Tang còn có những điều thú vị nào khác!
Kể từ khi KITKAT ra mắt tại Nhật Bản vào năm 1973, đã có hơn 100 loại hương vị được giới thiệu. Ngoài hương vị truyền thống, tại các cửa hàng quà lưu niệm ở Kyoto, Kyushu, Okinawa và nhiều nơi khác, du khách có thể tìm thấy những hương vị đặc trưng của địa phương và phiên bản giới hạn theo mùa, tổng cộng gần 50 loại.
Có nhiều lý do dẫn đến sự biến mất của thùng rác ở Nhật Bản, nhưng nguyên nhân lớn nhất được cho là để “ngăn chặn khủng bố”.
Sau vụ tấn công bằng khí sarin vào năm 1995, chính phủ Nhật Bản quyết định loại bỏ thùng rác để ngăn chặn nguy cơ chúng bị sử dụng để chứa khí độc hoặc bom. Ngoài ra, giảm số lượng thùng rác còn giúp tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác, đồng thời khuyến khích người dân hạn chế xả rác và bảo vệ môi trường.
Ở Nhật Bản, việc trộn wasabi với nước tương rồi chấm sashimi hay sushi được coi là cách ăn sai. Điều này làm thay đổi hương vị nguyên bản của cá sống. Đơn giản vì hỗn hợp wasabi và nước tương quá mạnh có thể lấn át vị tự nhiên của cá. Người Nhật rất coi trọng độ tươi của wasabi. Cách ăn đúng là dùng đũa lấy một ít wasabi, thoa trực tiếp lên sashimi, sau đó nhẹ nhàng chấm vào nước tương để giữ được vị nguyên bản và độ ngọt tự nhiên của cá.
Bento Nhật Bản thường bao gồm trứng cuộn (tamago yaki), đồ muối chua, các loại củ hầm… những món vẫn ngon ngay cả khi nguội. Trong khi đó, rau lá xanh và canh ít khi xuất hiện trong bento.
Có hai lý do chính:
Về mặt phép lịch sự: Hệ thống tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển, nhiều người có thói quen ăn bento trên tàu. Nếu bento còn nóng, mùi thức ăn có thể quá nồng, gây khó chịu cho những người xung quanh – điều mà người Nhật rất chú ý.
Việc sử dụng thiết bị làm nóng: Ở Nhật, lò vi sóng hoặc nồi cơm điện không phổ biến trong việc hâm nóng bento. Bento thường được chuẩn bị vào buổi sáng, nhưng đến trưa vẫn giữ được độ tươi ngon, đảm bảo hương vị và chất lượng ngay cả khi ăn nguội.
Vào thời kỳ Showa, khi tủ lạnh và bồn tắm chưa phổ biến, hầu hết mọi người đến các nhà tắm công cộng (sento) để tắm. Năm 1955, các công ty sữa giới thiệu sản phẩm “cà phê sữa” và đặt chúng trong các tủ lạnh lớn tại nhà tắm công cộng để bán, bao gồm sữa tươi, sữa cà phê và sữa hoa quả. Chiến lược này nhanh chóng được ưa chuộng và dần dần hình thành thói quen uống sữa sau khi tắm, ngâm bồn hoặc tắm suối nước nóng của người Nhật
Tại Nhật Bản, hầu hết các nơi đều cấm vừa đi vừa ăn, vì đây không phải là thói quen phổ biến của người Nhật. Ví dụ, khu chợ Nishiki nổi tiếng ở Kyoto có quy định chính thức cấm ăn uống khi đi bộ, đồng thời đặt các biển báo bằng tiếng Nhật, Anh, Trung và Hàn cùng với thùng rác. Người vi phạm có thể bị phạt 1.000 yên.
Ngày lễ này sẽ thay đổi theo từng đời Thiên hoàng trị vì. Khi Thiên Hoàng kế vị lên ngôi thì ngày lễ cũng sẽ đổi theo. Hiện tại, sinh nhật của Thiên hoàng Naruhito là ngày 23 tháng 2 và được xem là ngày quốc lễ ở Nhật Bản. Bên cạnh dựa theo sự thay đổi ngày mà sinh nhật Thiên Hoàng cũng có khả năng trở thành ngày lễ khác, chẳng hạn ngày Lễ văn hóa, lễ Chiêu Hòa,…
Trong tiếng Nhật, “5 yên” (ご円) phát âm giống với “duyên” (ご縁), nên bỏ 5 yên vào hòm công đức được cho là sẽ giúp tăng mối liên kết với thần linh. Ngược lại, 10 yên có phát âm gần với “duyên xa” (遠縁), bị cho là có thể làm mất đi duyên lành. Một Mamechishiki thú vị cho bạn tới các đền thờ Nhật Bản muốn cầu phúc.
– 2 đồng 5 yên: “Tăng gấp đôi duyên lành”
– 3 đồng 5 yên: “Duyên lành trọn vẹn”
– 4 đồng 5 yên: “Duyên lành tốt đẹp”
Ngày 5/5 là lễ hội truyền thống của Nhật Bản mang tên Kodomo no Hi (Ngày Thiếu nhi), được tổ chức để cầu chúc các bé trai trong gia đình lớn lên khỏe mạnh. Vào ngày này, những gia đình có con trai sẽ treo cờ cá chép trên mái nhà. Hình ảnh cá chép tung bay trong gió mang ý nghĩa các bé trai sẽ mạnh mẽ như cá chép vượt vũ môn, luôn tiến về phía trước.
Cấu trúc của cờ cá chép:
– Trên cùng là chong chóng gió (矢車)
– Tiếp theo là dải cờ ngũ sắc (吹き流し)
– Cá chép đen (真鲤): đại diện cho cha
– Cá chép đỏ (绯鲤): đại diện cho mẹ
– Cá chép xanh (子鲤): đại diện cho con trai
Nếu gia đình có nhiều bé trai, họ sẽ treo thêm nhiều cờ cá chép xanh.
Ở Nhật Bản, tượng chồn tanuki thường được đặt trước cửa tiệm hoặc nhà riêng vì nó được coi là linh vật may mắn.
Shigaraki Tanuki, một loại tượng tanuki nổi tiếng, trở nên phổ biến từ năm 1951 khi Thiên hoàng Showa đến thăm thị trấn Shigaraki. Người dân địa phương đã chào đón ông bằng những bức tượng tanuki cầm quốc kỳ, khiến Thiên hoàng rất thích thú, từ đó danh tiếng của Shigaraki Tanuki lan rộng khắp Nhật Bản.
Tanuki mang tám ý nghĩa may mắn:
1. Bình rượu sake (徳利): Đại diện cho nhân cách tốt và sự đủ đầy trong cuộc sống.
2. Túi tiền / sổ kế toán: Tượng trưng cho sự trung thực trong kinh doanh.
3. Nón lá: Biểu thị sự chuẩn bị cho những rủi ro bất ngờ.
4. Đôi mắt to: Giúp nhìn nhận rõ ràng và có sự chuẩn bị tốt.
5. Chiếc bụng tròn: Đại diện cho sự điềm tĩnh và quyết đoán khi đưa ra quyết định.
6. Cái đuôi dài: Hàm ý sự kiên trì, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn.
7. Khuôn mặt vui vẻ: Thể hiện sự hiếu khách, giúp kinh doanh thuận lợi.
8. Cặp tinh hoàn khổng lồ: Biểu tượng của tài lộc, thu hút nhiều khách hàng hơn.
Những hạt đậu Mamechishiki không chỉ đưa bạn thấy được sự phong phú trong đời sống ở Nhật Bản. Đó còn là truyền thống, văn hóa của một quốc gia tiên tiến. Cho đến hiện nay vẫn được phát huy bên cạnh sự phát triển kinh tế. Nếu bạn đang có ý định du lịch Nhật Bản, đừng quên những kiến thức bổ ích này nhé!
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động
Thông tin liên lạc
Giấy phép số 21/GP-ICP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.HCM cấp ngày 13/03/2012.
Trụ sở chính tại Hà Nội
0896612386
Tầng 3 - Tòa Century Tower - Kđt Times City - 458 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Otripvn@gmail.com